Kinh nghiệm nuôi gà rừng là vấn đề được nhiều và con nông dân đặc biệt quan tâm khi có ý định phát triển kinh tế bằng việc nuôi gà rừng làm cảnh hay thương phẩm.
Nuôi gà rừng quả thực không dễ, nhưng nến bạn có được kinh nghiệm chăm sóc gà rừng dưới đây chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công trong hướng phát triển kinh tế mới này.
Xem thêm: Dụng cụ nuôi gà giá tốt, yên tâm về hàng chính hãng, chất lượng cao
ĐẶC TÍNH SINH SỐNG CỦA GÀ RỪNG
Để có được kinh nghiệm nuôi gà rừng, trước hết bạn nên biết được đặc tính sinh sống của gà rừng. Gà rừng ban đầu vốn là loài gà hoang dại; chúng có trọng lượng nhỏ hơn rất nhiều so với gà bình thường, chân cao và có màu chì. Gà rừng sinh sản rất ít; 1 con gà mái trưởng thành mỗi năm cũng chỉ đẻ được khoảng 20 quả trứng và chia thành 2 đợt.
Với đặc tính hoang dã, gà rừng rất khó để thuần hóa và khi đã được thuần hóa tại nhà rồi thì chúng lại rất nhát. Chính vì vậy, khi chọn giống gà rừng để nuôi, bà con nên chọn giống gà đã được thuần hóa thành công, chất lượng con giống tốt, gà con khỏe mạnh, linh hoạt và có lông mượt.
Khi đã chọn xong được giống gà, bạn nên thực hiện việc thiết kế chuồng trại để chăn nuôi.
KINH NGHIỆM NUÔI GÀ RỪNG TRONG VIỆC XÂY CHUỒNG TRẠI
Hiện nay, có 2 phương pháp nuôi gà rừng chính:
- Nuôi nhốt trong chuồng
- Nuôi thả tại vườn, đồi rộng.
CHUỒNG DÀNH CHO PHƯƠNG PHÁP NUÔI NHỐT
Vì gà rừng có đặc tính sống hoang dại; nên khi làm chuồng bạn nên thiết kế sao cho gần gũi với không gian sống của chúng nhất. Bạn nên xây dựng chuồng bằng tường gạch, tre nứa, gỗ và kết hợp với thép lưới B40 để ngăn chặn tình trạng gà rừng có thể bay ra ngoài bất cứ lúc nào (Gà rừng bay rất giỏi).
Bạn nên chọn hướng tránh gió Đông Bắc lạnh vào đàn gà. Chuồng phải đảm bảo cao ráo, thông thoáng. Tốt nhất nên xây chuồng trên nền đất cao, sàn chuồng lát xi măng, có chỗ tắm cho gà, chuồng không bị đọng nước và dễ vệ sinh.
Bên trong chuồng nên kê các sào đậu cho gà. Không gian bên trong và bên ngoài cần đảm bảo rộng rãi; làm vệ sinh thường xuyên để đàn gà mau lớn cũng như phòng tránh dịch bệnh.
Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi gà công nghiệp
PHƯƠNG PHÁP NUÔI THẢ
Ngoài ra, kinh nghiệm nuôi gà rừng của nhiều bà con bằng phương pháp nuôi thả cũng đem lại hiệu quả tốt. Với phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 1 khu đất đủ rộng quây lưới xung quanh; hoặc 1 khoảng vườn, đồi thấp, tán rừng..
Giống gà rừng được chọn phải là gà đã được thuần hóa. Với phương pháp nuôi thả chất lượng thịt thành phẩm sẽ có giá trị cao hơn, bộ lông cũng đẹp hơn 1 cách tự nhiên.
KINH NGHIỆM LỰA CHỌN THỨC ĂN CHO GÀ RỪNG
Vì là giống gà hoang dã nên nguồn thức ăn cho gà rừng khá phong phú và đa dạng. Gà rừng khá dễ tính trong ăn uống và các loại thức ăn mà chúng ưa thích; chủ yếu là các loại ngũ cốc, các loại côn trùng. Thức ăn của gà rừng có thể chia làm 2 nhóm sau:
- Nhóm thức ăn tinh và thô: Các loại tấm gạo, cám gạo, cám ngô, rau xanh thái nhỏ là nguồn thức ăn chính của gà rừng khi còn nhỏ. Khi gà lớn lên được vài tháng tuổi bạn có thể cho gà ăn các loại ngũ cốc, thóc, gạo.
- Nhóm thức ăn là côn trùng: Gà rừng nuôi thả chúng có thể tự tìm kiếm các loại côn trùng, giun… tại các khoảng vườn, bãi đất rộng hoặc đồi thấp. Đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên đặc biệt quan trọng; giúp gà rừng lớn nhanh và phòng tránh dịch bệnh.
- Kinh nghiệm nuôi gà rừng bằng nhóm thức ăn bổ sung: Các loại thức ăn tổng hợp chứa nhiều canxi, dinh dưỡng từ vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trứng; các loại thức ăn giàu dinh dưỡng từ thịt (heo) cần được bổ sung cho gà mái thay lông, giai đoạn ấp trứng hoặc gà trống thay lông.
Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi gà ác
MỘT VÀI LƯU Ý KHI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM NUÔI GÀ RỪNG
Để gà rừng sinh trưởng và phát triển tốt, sinh sản nhiều bà con nên chú ý một số điều sau:
- Không nên cho gà rừng ăn quá nhiều, hạn chế các loại thức ăn dạng cám tổng hợp.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho gà rừng.
- Thức ăn và nước uống cần được đựng trong máng chăn nuôi chuyên dụng; đảm bảo sạch sẽ và thuận tiện cho việc ăn uống của gà.
- Quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh cho gà; có thể kết hợp thuốc phòng bệnh trong nước uống và thức ăn, tiêm phòng.